092.884.3838Chat Zalo
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
thiết bị bếp công nghiệp Inox Việt Nam
nồi nấu cháo bằng điện công nghiệp
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
Thiết bị bếp công nghiệp Inox Việt Nam
Nồi nấu cháo bằng điện Inox Việt Nam
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
Bếp nướng than BBQ Inox Việt Nam

Cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm thơm ngon đơn giản tại nhà

Bánh trung thu chính là món ăn không thể thiếu mỗi dịp trung thu về, mang hương vị đặc biệt của đêm hội trăng rằm. Bài viết này sẽ hướng dẫn cho mọi người cách để làm bánh trung thu thập cẩm một cách đơn giản nhất.

Trung thu hay còn được gọi là tết đoàn viên, được diễn ra mỗi năm một lần vào ngày rằm tháng 8 âm lịch. Trung thu không chỉ là dịp lễ của thiếu nhi mà đây còn là dịp để người nông dân bày tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với các vị thần linh đã có công lao bảo vệ mùa màng của họ được bội thu. Đêm hội trăng rằm được biết đến với chiếc đèn ông sao,với chị Hằng và chú Cuội, đặc biệt là bánh trung trung thu, đã trở thành biểu tượng của ngày lễ này. Ngày nay, mọi người đã làm được rất nhiều loại bánh trung thu với nhiều hương vị khác nhau như bánh dẻo hay bánh nướng, bánh trung thu nhân đậu xanh, bánh trung thu nhân trứng muối, đặc biệt là nhân thập cẩm… Vậy để làm bánh trung thu ngon, đảm bảo chất lượng cần chuẩn bị những nguyên liệu gì, thực hiện những bước nào, chúng tôi sẽ chia sẻ với mọi người những thông tin cơ bản qua bài viết này.

Cách làm bánh trung thu nướng nhân thập cẩm 

Những nguyên liệu cần chuẩn bị cho cách làm bánh trung thu nhân thập cẩm

1. Nguyên liệu cần có để làm nhân thập cẩm

Khác với những loại nhân khác, nhân thập cẩm sẽ bao gồm nhiều nguyên liệu hơn, phức tạp hơn. Để làm được phần nhân bánh đúng cách, chuẩn chất lượng thì cần phải chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 100gr hạt điều đã được rang sẵn và bóc vỏ;
  • 100gr mứt bí đao xanh;
  • 100gr mứt sen sấy khô;
  • 100gr hạt dưa sấy khô bóc vỏ;
  • 80gr mè rang;
  • 3 cái lạp xưởng dạng nhỏ;
  • 100gr mỡ động vật và đường;
  • Lá chanh sấy khô;
  • Nếu mọi người thích trứng muối thì có thể chuẩn bị thêm trứng muối, đây là nguyên liệu không bắt buộc phải có;

Đối với phần nguyên liệu để làm chất kết dính cho phần nhân của bánh cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:

  • 70ml rượu thơm sử dụng trong nấu ăn;
  • 1 thìa nước đường nhỏ;
  • 1 thìa nhỏ dầu hào;
  • 70ml nước sôi để nguội;
  • 1 thìa nhỏ bột ngũ vị hương;
  • 70gr nếp đã rang và xay thành bột.

Nguyên liệu để tạo nên phần vỏ bánh và nguyên liệu dùng để phết mặt bánh.

Vỏ bánh là phần rất quan trọng, là phần mà người ăn trải nghiệm, thưởng thức đầu tiên, do đó vỏ bánh ngon sẽ tác động đến độ ngon của cả chiếc bánh. Nguyên liệu để làm nên vỏ bánh bao gồm những nguyên liệu sau đây:

  • 500gr bột mì đa dụng;
  • 1/3 muỗng nhỏ bột baking soda;
  • 350gr nước đường tinh khiết;
  • 1 muỗng nước tro tàu;
  • 100gr dầu ăn hoặc dầu oliu;
  • 1 lòng đỏ trứng, nên sử dụng lòng đỏ trứng gà để bớt độ tanh, nếu lòng đỏ gà nhỏ thì nên sử dụng 2 lòng đỏ;
  • 1 muỗng rượu dùng trong nấu ăn;
  • 1 muỗng dầu dừa;
>>  Thôi nôi con trai cúng chè gì? Cúng gà hay vịt, bên ngoại hay bên nội?

Vỏ bánh sau khi đóng khuôn xong sẽ được đưa đi nướng, lúc này rất cần thiết đến hỗn hợp để dùng phết lên mặt của bánh trung thu, giúp cho bánh được vàng óng, giữ độ ẩm cho bánh khi nướng và phần hỗn hợp sẽ làm bánh thơm ngon hơn. Hỗn hợp để phết mỏng lên mặt bánh sẽ bao gồm 2 lòng đỏ trứng gà loại to; 1 muỗng nhỏ dầu oliu hoặc dầu ăn; 1/2 muỗng nước màu dừa nguyên chất.

Hướng dẫn các bước làm bánh trung thu thập cẩm 

1. Các bước làm nhân bánh trung thu thập cẩm 

Đầu tiên mọi người sơ chế lạp xưởng bằng cách luộc chín hoặc hấp chín rồi để ráo nước, thái lạp xưởng thành hình hạt lựu. các loại hạt như điều, bí, hạt dưa được sấy khô hoặc rang thơm sau đó cắt hạt lựu. Lá chanh rửa sạch, sấy khô và thái sợi chỉ.

Trộn tất cả những nguyên liệu đã sơ chế ở trên lại với nhau, nêm nếm các gia vị sao cho vừa miệng. Trộn thêm bột ngũ vị hương, rượu chuyên dùng nấu ăn, nước sôi để nguội và một ít bột bánh dẻo vào tô rồi trộn đều các nguyên liệu lại với nhau. Nếu cảm thấy phần nhân bánh vẫn khô quá, chưa tạo được sự kết dính, thì có thể cho thêm một ít nước vào để trộn đều là sẽ có được phần nhân hoàn chỉnh, đạt yêu cầu.

2. Các bước làm vỏ bánh trung thu thập cẩm đơn giản

Dùng bột mì đa dụng và bột và baking soda vào tô lớn rồi trộn đều, tạo một lỗ tròn ở giữa tô bột rồi cho các phần nguyên liệu đã chuẩn bị còn lại vào giữa tô. Dùng muỗng cứng để khuấy dần và đều bột bánh và các nguyên liệu từ trong ra ngoài cho hòa quyện với nhau. Mọi người cho thêm nước sôi để nguội và và nhào hỗn hợp bột bánh sao cho bột dẻo và mịn, sau đó cho bột nghỉ thêm 30 phút

3. Các bước cho nhân bánh vào vỏ bánh để nướng

 Sau khi hỗn hợp bột đã được nghỉ và ủ xong, thì mọi người rắc một ít bột mì đa dụng khô lên bàn làm bánh, sao cho lớp bột thật mỏng. Dùng dao để chi các khối bột theo tỷ lệ hợp lý, vừa phải, viên tròn bọt lại rồi dùng cán để cán bột dẹt ra thành từng miếng bột mỏng.

Sau khi lớp bột đã được dẹt ra mỏng thì vo tròn phần nhân thập cẩm đã chuẩn bị trước đó, sau đó cho phần nhân vào trong phần vỏ bánh đã được cán dẹt rồi gói lại sao cho phần vỏ bánh gói kín phần nhân.

>>  Chuẩn bị Mâm cúng động thổ xây nhà cần những lễ vật gì

4. Hướng dẫn chia tỷ lệ vỏ bánh,  nhân bánh và cách ủ bột

Chia tỷ lệ phần nhân bánh và vỏ bánh cũng rất quan trọng, quyết định chất lượng của chiếc bánh. Nếu chia không đều thì có thể dẫn đến phần vỏ bánh quá dày còn phần nhân lại quá ít hoặc chia tỉ lệ bánh không đều sẽ làm cho phần nhân sẽ bị bung ra ngoài phần vỏ bánh. Do đó, để có được những chiếc bánh đạt chất lượng và đúng công thức thì chúng tôi sẽ hướng dẫn mọi người cách chia tỷ lệ bánh như sau: phần nhân bánh chiếm 2/3 và phần vỏ sẽ chiếm 1/3 trọng lượng của chiếc bánh. Chia nhân bánh và vỏ bánh theo trọng lượng thích hợp với khuôn bánh rồi viên thành những viên tròn.

Sau khi đã có những viên bánh có phần vỏ và nhân theo tỷ lệ như hướng dẫn thì cho bánh vào khuôn rồi ấn nhẹ để ra hình hoa văn. Lưu ý, đối với bánh trung thu nướng nhân thập cẩm thì nên chọn những khuôn bánh có độ chống dính tốt để khi rút khuôn ra vỏ bánh sẽ không bị vỡ. Hoặc trước khi cho bánh vào khuôn để ép thì mọi người có thể phết vào trong lòng khuôn một lớp dầu ăn mỏng để tạo độ chống dính cho khuôn. Làm như vậy, mọi người sẽ thu được thành phẩm giữ được bánh vuông vắn, hình dạng đẹp mắt khi tháo bánh ra khỏi khuôn.

5. Hướng dẫn cách nướng bánh trung thu thập cẩm 

Nướng bánh bằng lò vi sóng: mọi người làm nóng lò vi sóng ở nhiệt độ 200 độ C trước khi cho bánh vào 10 phút. Cho bánh đã tạo khuôn vào lò, nướng bánh ở nhiệt độ 200 độ C khoảng 10 phút, rồi lấy bánh ra. Sau đó, tiếp tục nướng bánh ở nhiệt độ như vậy ở các mẻ nướng sau.  Sau khi đã lấy bánh ra khỏi lò nướng thì dùng bình xịt nước xịt một ít nước lên bề mặt vỏ bánh. 

Bánh nướng ở mẻ nướng thứ 2 khi nướng được 10 phút thì rút mẻ bánh đó ra khỏi lò và cho mẻ bánh đầu tiên vào lại trong lò nướng, nướng thêm 10 phút như ban đầu. Nướng bánh 3 lần cho mỗi mẻ bánh, để bánh trông có màu đẹp hơn thì khi nướng lần cuối cùng mọi người có thể phết lên hỗn hợp phết vỏ bánh đã chuẩn bị trước đó.

Một số lưu ý để làm bánh trung thu thập cẩm ngon hơn

Để bánh không bị vỡ khi nướng thì trong quá trình nhào nặn bột, mọi người phải nặn đều tay để bột được mịn, không quá khô cũng không quá ướt. Khi ép trong khuôn bánh thì nên phết một ít dầu ăn để giữ độ chống dính cho khuôn bánh. Trong quá trình nướng bánh nên quan sát, không để bánh ở nhiệt độ quá nóng, tùy chỉnh nhiệt độ phù hợp với kích thước và trọng lượng của bánh để có được những chiếc bánh ngon nhất, đẹp nhất.

>>  Mâm cúng khai trương công ty cửa hàng đơn giản nhưng [CHUẨN]

Số lượng, kích cỡ cũng như trọng lượng của bánh phụ thuộc vào sở thích của mỗi người, có thể làm bánh trung thu thập cẩm 100gr, 200gr… Tuy nhiên không nên làm bánh quá to hoặc quá nhỏ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của bánh. Ngoài ra, phụ thuộc vào khuôn bánh để làm chọn kích cỡ cũng như trọng lượng bánh sao cho phù hợp. Đối với bánh trong khoảng 200 – 250g thì mọi người nên nướng bánh 3 lần, mỗi lần nướng khoảng 7 phút ở nhiệt độ từ 200 – 220 độ C. Lưu ý, nướng bánh là quan trọng, do đó mọi người nên tìm hiểu trước để có hiểu biết và thông dụng về lò nướng, tránh việc bánh bị cháy hoặc bánh chưa chín phần nhân.

Phần nước đường để làm bánh cũng cần phải chú ý, luôn đảm bảo nước đường dùng để phết lên bánh vừa đủ độ sánh mịn mà không bị cô đặc, vón cục hoặc quá loãng. Nếu mọi người có ý định làm bánh trung thu thì nên chuẩn bị phần nước đường trước 1 – 2  tháng, nước đường để càng lâu thì khi phết lên bánh cho màu càng đẹp. Khi phết nước đường lên bánh thì mọi người cũng nên cho thêm một ít bột tro tàu hoặc màu thực vật để bánh có màu đẹp hơn.

Khi nướng bánh nên kiểm tra chất lượng bánh ở những lần lấy bánh ra khỏi lò, tránh để vỏ bánh bị nướng ở nhiệt độ quá cao và quá lâu sẽ làm cho vỏ bánh bị khô cứng. Nếu nước đường để phết bánh bị cô đặc quá hoặc đường cô lại thành những hạt li ti thì không nên dùng nữa. Trong quá trình nướng bánh thì mọi người nên xịt thêm nước lên bề mặt vỏ bánh để khi nướng sẽ cho kết quả ngon,mềm hơn.

Tùy theo trọng lượng và kích thước bánh để điều chỉnh lò nướng sao cho phù hợp. Nếu bánh quá khô thì không nên nướng quá lâu và nên xịt một lớp nước để bánh dịu lại.

Hi vọng những thông tin cơ bản mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho mọi người làm ra được những chiếc bánh đạt chất lượng và thơm ngon. Bánh trung thu làm không khó nhưng trong mỗi bước đều phải thật chú tâm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

092.884.3838