092.884.3838Chat Zalo
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
thiết bị bếp công nghiệp Inox Việt Nam
nồi nấu cháo bằng điện công nghiệp
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
Thiết bị bếp công nghiệp Inox Việt Nam
Nồi nấu cháo bằng điện Inox Việt Nam
mua thiết bị bếp trả góp qua thẻ tín dụng
Bếp nướng than BBQ Inox Việt Nam

Sự tích Tết Trung thu và chuẩn bị mâm cỗ trong ngày này như thế nào?

Tết Trung thu là nét đẹp văn hóa của dân tộc ta. Thế nhưng, dịp lễ này có những sự tích tết trung thu như thế nào? Cũng như nên chuẩn bị mâm cỗ cúng trong ngày này ra sao?

Tết Trung thu là 1 trong 4 cái Tết quan trọng của người Việt. Ngày tết này ở Việt Nam được xem là Tết thiếu nhi, bởi đây là dịp để các em nhỏ tổ chức vui chơi, ca hát và rước đèn ông sao…Cùng với việc mọi người vui chơi bên nhau trong ngày Tết Trung thu là những câu chuyện đầy thú vị về chị Hằng, chú Cuội, thỏ ngọc được nhiều em nhỏ thích thú. Cho đến tận ngày nay, mọi người vẫn luôn lưu truyền nhiều sự tích liên quan đến dịp Tết Trung thu.

sự tích tết trung thu
sự tích tết trung thu

Sự tích Tết Trung thu có từ đâu?

Cũng không biết từ bao giờ mà ngày Tết Trung thu ra đời và cũng chưa có ai nói rõ về nguồn gốc của ngày này. Có không ít người cho rằng, Tết Trung thu là nét đẹp văn hóa được du nhập từ Trung Quốc, nhưng cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng Tết Trung thu ra đời từ nền văn minh lúa nước của Việt Nam. 

Tính đến thời điểm hiện tại, có 3 truyền thuyết chính được lưu truyền để nói về sự tích của Tết Trung thu. Đó là truyền thuyết Hằng Nga – Hậu Nghệ, vua Đường Minh Hoàng lên cung trăng và chú Cuội, cây đa của người Việt ta.

Theo ý kiến của các chuyên gia về lịch sử, Tết Trung thu đã có từ thời xa xưa ở Việt Nam, những hình ảnh đó được thể hiện rõ trên trống đồng Ngọc Lũ. Vào năm 1121 thời nhà Lý, Tết Trung thu đã được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hoạt động đặc sắc như hội đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. 

Từ những dẫn chứng này, có thể thấy, Tết Trung thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam.

Các hoạt động thường diễn ra vào dịp Tết Trung thu

Theo phong tục người Việt, cha mẹ bày cỗ cho các con mừng Trung thu, làm lồng đèn thắp bằng nến như đèn giấy xếp, đèn ông sao, đèn cá chép…để treo quanh nhà và cho các con đi rước đèn. Trẻ con thường tụ tập rước đèn quanh thôn xóm và vui chơi, còn người lớn lại lo chuẩn bị mâm cỗ cúng.

Sau khi thực hiện nghi thức cúng rằm xong, mọi người trong gia đình sẽ quây quần bên nhau, uống trà, ăn bánh và tâm sự. Đối với các bé nhỏ, Trung thu là Tết thiếu nhi nhưng còn với người lớn, Trung thu mang ý nghĩa lớn lao hơn khi đó cũng chính là Tết đoàn viên. 

Đây là dịp để các thành viên trong gia đình tụ họp, con thấy được sự chăm sóc của cha mẹ đối với mình và vì thế tình thương gia đình ngày càng đậm sâu hơn.

>>  Cúng cô hồn đốt giấy trước hay rải gạo, muối trước

Quà tặng vào ngày Tết Trung thu nên là những món nào?

Mỗi món quà tặng đều thể hiện 1 ý nghĩa đặc biệt của riêng nó. Sau đây là gợi ý một số những món đồ có thể được dùng làm quà tặng dịp Tết Trung thu phù hợp.

Bánh Trung thu

Vào dịp Trung thu, mọi người thường tặng nhau những hộp bánh trung thu. Điều này thể hiện công ơn sinh thành đối với những người lớn trong gia đình. Đối với các đối tác kinh doanh, việc tặng bánh trung thu giúp tạo dựng mối quan hệ thân thiết, niềm tin hợp tác lâu dài trong kinh doanh.

Có thể tặng bánh nướng, bánh dẻo hoặc cả 2 loại. Ngày nay, nhiều hãng bánh thường sản xuất các loại bánh với hương vị thơm ngon. Cùng với đó bao bì bên ngoài cũng rất được chú trọng đến, thích hợp được dùng để làm quà tặng.

Trái cây

Nếu không thích chọn lựa bánh trung thu vì đó là lựa chọn của quá nhiều người. Vậy tại sao không thử làm mới danh sách quà tặng trong dịp Tết Trung thu bằng 1 lẵng trái cây đầy màu sắc. Trong đêm trung thu mọi người cùng nhau phá cỗ, vì vậy lẵng quà này sẽ là món quà thể hiện sự kính cẩn, tinh tế trong cách nghĩ của người tặng. Tuy giản dị nhưng thấm đậm chân tình của người tặng.

Trống, bộ mặt nạ trung thu

Đối với các em nhỏ, những món quà này rất thích hợp để các bé thỏa sức khám phá và vào vai các nhân vật tùy thuộc hình trên mặt nạ. Các bé sẽ cảm thấy niềm vui được nhân lên gấp bội lần khi vừa nghe tiếng trống, vừa lắc lư đóng vai những “chiến binh” múa lân kỳ cựu trong dịp đặc biệt này. 

Truyện, sách

Đối với những bé lớn hơn, bố mẹ hoặc anh chị có thể tặng cho bé những cuốn sách ý nghĩa, truyện tranh để bé đọc. Đây là món quà vừa nuôi dưỡng tâm hồn, vừa nuôi dưỡng trí tuệ cho các bé, giúp các bé có thể khám phá thế giới xung quanh mình thông qua các kiến thức trong sách truyện do bé tự đọc hoặc được bố mẹ hướng dẫn.

Mâm cỗ Tết Trung thu gồm những gì?

Người Việt thường quan niệm, mâm cỗ Trung thu cần được sắp xếp theo luật cân bằng âm dương trong vũ trụ với đầy đủ ngũ quả ở trạng thái xanh, chính tự nhiên khác nhau. Mỗi vùng miền sẽ có những cách thức chuẩn bị mâm cỗ Tết Trung thu khác nhau. Chẳng hạn như:

Bưởi

Một trong những thứ trái cây không thể thiếu đối với mâm lễ vật cúng trong dịp Tết Trung thu, chính là quả bưởi. Người Việt cho rằng, bưởi có hình tròn thể hiện sự toàn vẹn, đủ đầy, sung túc. Sắc xanh tượng trưng cho sự tươi mát, mùi thơm đặc trưng và thuần khiết của bưởi. 

>>  Mâm cúng thôi nôi cho bé gái, bài cúng chuẩn nhất

Bưởi còn là trái cây quá quen thuộc đối với người dân Việt Nam từ xưa cho đến nay. Bên cạnh bưởi là những loại quả quen thuộc khác như hồng giòn, chuối, mãng cầu, nhãn… tượng trưng cho vị ngọt ngào, no đủ của ngày Tết đón trăng.

Bánh trung thu

Nếu ngày Tết Nguyên Đán, bánh chưng và bánh tét là 2 loại bánh không thể thiếu thì vào Tết Trung thu, bánh nướng và bánh dẻo sẽ là loại bánh đặc trưng cho dịp này. Tương truyền, vào ngày rằm tháng Tám, người nông dân sẽ làm những chiếc bánh hình vuông và hình tròn, thay cho lời cảm tạ đất trời và thiên nhiên đã ban cho họ một vụ mùa thuận lợi và tốt tươi.

Vỏ bánh trung thu được làm từ bột mì trộn cùng đường mía và nước thơm hoa nhài. Nhân bánh làm từ bột đậu xanh, hạt sen, hạt dưa…xay nhuyễn. Đi cùng sự phát triển của thời đại, vỏ bánh trung thu vẫn giữ nguyên, chỉ khác ở chỗ nhân bánh được làm thêm nhiều hương vị độc đáo và mới lạ hơn để chiều lòng người thưởng thức.

Bánh kẹo

Tết Trung thu được ví như là Tết thiếu nhi thứ 2 của các con, do đó mâm cỗ không thể thiếu những loại bánh kẹo, ô mai cho các bé. Cuộc sống ngày càng hiện đại hơn nhưng không phải vì thế mà con người rời xa những thức quà truyền thống, bởi người Việt thưởng có xu hướng ưa chuộng những món ăn cổ truyền trong ngày lễ lớn.

Ngoài ra, các gia đình còn có thể tùy thuộc vào sở thích để chuẩn bị bánh kẹo cho mâm cỗ để thêm phần đặc sắc. Chẳng hạn như bánh bông lan, bánh quy, bánh đậu xanh…

  • Lồng đèn

Những chiếc lồng đèn màu sắc là điều không thể thiếu khi bày biện mâm cỗ Trung Thu cho gia đình. Nó vừa đem đến sự thẩm mỹ cho mâm cỗ vừa là món quà cực kỳ ý nghĩa và đáng nhớ cho các bé. 

Gia đình có thể lựa chọn các loại đèn lồng truyền thống như đèn ông sao, đèn cù, đèn kéo quân, đèn con thỏ hoặc đèn lồng đỏ đơn giản. Dưới ánh trăng sáng, lồng đèn tỏa sáng lung linh sẽ khiến đêm trăng Trung Thu của gia đình cực kỳ đáng nhớ.

Đó là những món lễ vật ngọt và trái cây, đối với lễ mặn, gia đình cũng nên chuẩn bị một số món như:

  • 1 con gà luộc
  • Xôi, chè
  • Món xào

Ngoài ra còn cần có giấy cúng, gạo, muối và bài văn khấn.

Đặt mâm cúng Tết Trung thu ở đâu?

Thực tế, việc cúng ngày rằm tháng 8 cũng tương tự như với ngày rằm của những tháng khác. Chỉ có điều nên chuẩn bị một số lễ vật kỹ lưỡng hơn một chút. Bạn có thể bày mâm chính ở trước sân và sắp các lễ vật vừa liệt kê ở trên. Đối với bàn thờ gia tiên và những bàn thờ nhỏ khác trong nhà, có thể sắp các món mặn đơn giản hoặc xôi chè là được.

>>  Mâm cúng Mụ đầy tháng cho bé gái miền Bắc đơn giản và đầy đủ nhất

Các lễ vật sau khi cúng xong nên làm thế nào?

  • Giấy cúng: Sau khi cúng xong và chờ nhang tàn, giấy cúng sẽ được hạ xuống và đem đi đốt.
  • Gạo, muối: Rắc ra đường theo các hướng khác nhau
  • Các món mặn, bánh kẹo: Gia đình và bạn bè người thân có thể cùng nhau quây quần dùng mâm lễ này.

Dịch vụ đặt mâm cúng cho Tết Trung thu

Nhằm đáp ứng nhu cầu của các gia đình, các dịch vụ cung cấp mâm lễ vật cúng đã được ra đời. Đặc biệt, còn có cả những dịch vụ bao trọn gói, các gia đình không phải “động tay” vào bất kỳ quá trình nào trong quá trình chuẩn bị mâm lễ.

Chính nhờ hình thức này mà không ít các gia đình có được mâm cỗ cúng hoàn chỉnh để dâng lên các vị thần linh. Vì vậy, nếu gia đình không có quá nhiều thời gian thì nên nhờ đến sự hỗ trợ của các dịch vụ chuẩn bị mâm lễ vật cúng này.

Một trong những dịch vụ chuyên cung cấp mâm cúng đặt trước chất lượng, đó là Đồ Cúng Việt Nam. Tự hào là đơn vị có cho mình nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chuẩn bị lễ vật cúng, công ty chúng tôi luôn cam kết sẽ mang đến cho quý khách hàng những mâm cỗ chất lượng nhất với giá thành hợp lý, phải chăng. Bên cạnh đó, những mâm cỗ được đặt với số lượng lớn. Đồ Cúng Việt Nam cũng sẽ dành những ưu đãi hấp dẫn dành cho các khách hàng. 

Trung thu mỗi năm ngày càng thay đổi nhưng giá trị cốt lõi của ngày này vẫn được người dân Việt Nam gìn giữ và trân trọng. Mâm cỗ trong ngày Tết Trung thu chính là biểu tượng đẹp nhất của ngày rằm tháng 8. Dù đi ngược về xuôi, mỗi người Việt đều sẽ hướng về gia đình mình, tặng nhau những món quà và quây quần bên nhau. 

Trên đây là những thông tin liên quan đến sự tích của Tết Trung thu, cũng như những lễ vật cần có trong các mâm cỗ trung thu. Mong rằng, những thông tin này có thể giúp các bạn có thêm kiến thức. Nếu gia đình muốn tìm cho mình 1 dịch vụ chuẩn bị mâm cúng chất lượng. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với Đồ Cúng Việt Nam để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc và tư vấn gói dịch vụ phù hợp với nhu cầu nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

092.884.3838